Hội nghị thượng đỉnh G20 với nỗi lo ngân sách và kinh tế thế giới
Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty nhận định một số nước, đặc biệt là các nước châu Âu cần củng cố tài khóa khẩn cấp, nhưng nền kinh tế Canada về cơ bản là mạnh mẽ. AP dẫn lời ông nói: “Chúng tôi khiến cho thế giới phải ghen tỵ”. Ông cho rằng các ngân hàng Canada đã vượt khủng hoảng tài chính thành công mà không cần có cứu trợ chính phủ, do đó có thể không cần chính sách thuế ngân hàng toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới đang hội tụ ở Toronto – Canada sẵn sàng tham dự Hội nghị thượng đỉnh cấp cao G20 về vấn đề kinh tế toàn cầu.
Trước thềm hội nghị, hầu hết các quan chức đều bày tỏ mong muốn tìm ra giải pháp để cân bằng giữa kích thích kinh tế và thu hẹp thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, các quan chức còn đề xuất thiết lập một dự luật thuế ngân hàng toàn cầu và quy định mức dự trữ cụ thể đối với các ngân hàng đa quốc gia nhằm hạn chế tổn thất từ các khoản cho vay.
- Việc Làm 24h sẽ là kho tàng Việc Làm dành cho bạn. Tại đây, các thông tin Tuyển Dụng sẽ được upload và cập nhật liên tục, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn có thể tìm được việc một cách nhanh chóng.
Thủ tướng Anh David Cameron (ở giữa) ở sân bay Heathrow – London hôm 24/6 để lên đường tới Canada dự hội nghị thượng đỉnh G8 và G20. Ảnh: AP |
Sự xuất hiện của các lãnh đạo cấp cao mới nhậm chức từ Australia, Nhật Bản và Anh tại hội nghị lần này được kỳ vọng sẽ thổi luồng gió mới cho G20. Tiếng nói của ba nhân vật mới được đánh giá sẽ gây chú ý tại G20 là tân Thủ tướng Anh David Cameron, tân Thủ tướng Nhật Bản Kan Naoto và Phó thủ tướng Wayne Swan của Australia.
Chính quyền Thủ tướng Cameron mới đây tiết lộ kế hoạch ngân sách khẩn cấp bao gồm việc tăng thuế cao hơn và cắt giảm chi tiêu công hà khắc. Chính quyền Thủ tướng Kan cho hay kế hoạch giảm thâm hụt sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu và Nhật Bản sẽ sớm thảo luận việc tăng thuế để kiềm chế thâm hụt quốc gia. Kế hoạch của cả hai nước đều nhằm tránh đi vào “vết xe đổ” khủng hoảng Hy Lạp.
Tương tự, Đức và Pháp cũng ủng hộ chính sách cắt giảm chi tiêu và tăng thuế, bao gồm cả việc áp dụng những biện pháp hà khắc chưa từng có nhằm khôi phục ngân sách quốc gia và lập lại cân bằng nền kinh tế. Thủ tướng Angela Merkel vẫn bảo vệ chính sách tăng thuế hà khắc 80 tỷ euro. Bà phát biểu trên đài truyền hình ARD của Đức rằng: “Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã làm nhiều điều để phục hồi nền kinh tế toàn cầu hơn những quốc gia khác”.
Khác với Anh, Nhật, Đức và Pháp, chính phủ Mỹ có quan điểm trái ngược về việc cân bằng kích thích tăng trưởng kinh tế và giải quyết nợ quốc gia. Mỹ cho rằng việc sớm rút lại các gói kích thích kinh tế quá nhanh, tăng thuế và giảm chi tiêu sẽ bóp nghẹt sức tăng trưởng kinh tế. Mỹ khuyến khích thặng dư thương mại tại các nước và ngầm ngụ ý rằng các nước xuất khẩu lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Đức và Nhật cần tập trung thúc đẩy chi tiêu trong nước để tái cân bằng kinh tế toàn cầu.
- Để tìm được Việc Làm Nhanh chóng, rất nhiều người khá hấp tấp tìm kiếm trên những trang web không rõ ràng, dẫn đến việc bị lừa đảo. Nhưng với website tìm Viec Lam của chúng tôi, chúng tôi sẽ đảm bảo cho bạn về tính trung thực và chất lượng của từng thông tin.
Thêm vào đó, chính quyền ông Obama có thể sẽ tiếp tục đề cao vấn đề đồng nhân dân tệ linh hoạt trong cuộc họp G20 lần này, nhằm đấu tranh cho môi trường thương mại toàn cầu công bằng, khi mà Trung Quốc – nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á hiện có thặng dư thương mại khổng lồ, còn Mỹ – đầu tàu kinh tế thế giới đang chịu tình trạng thâm hụt thương mại và ngân sách nặng nề. Đồng nhân dân tệ mạnh không chỉ giúp các nhà sản xuất Mỹ, mà cả châu Âu và Nhật Bản giảm bớt áp lực cạnh tranh xuất khẩu.
Sự khác biệt về quan điểm cải thiện nền kinh tế giữa Mỹ và hầu hết các nước công nghiệp phát triển G20, đặc biệt là Đức có thể sẽ tạo vết rạn nứt trong quan hệ thương mại thế giới. The Guardian dẫn phản hồi của bà Angella Merkel với phía Mỹ rằng: “Việc giảm tính cạnh tranh của Đức sẽ không có lợi cho bất cứ nước nào”.
Thủ tướng Anh Cameron tỏ ra nhượng bộ hơn với quan điểm của Mỹ, khi cho rằng: “Cuộc họp cuối tuần này không phải nhằm tạo ra cuộc đua về chính sách tài chính, nhưng chúng ta đều tán thành cần có một chính sách tài chính ổn định. Theo tôi, G20 lần này đặt trọng tâm vấn đề kinh tế thế giới trong tình thế không thể lật ngược những điều đã qua để phục hồi”.
Ngoài vấn đề ngân sách, G20 được kỳ vọng sẽ thảo luận những vấn đề liên quan tới việc cải tổ ngành ngân hàng, nhằm tránh nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra cuộc suy thoái toàn cầu vừa qua.
Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty nhận định một số nước, đặc biệt là các nước châu Âu cần củng cố tài khóa khẩn cấp, nhưng nền kinh tế Canada về cơ bản là mạnh mẽ. AP dẫn lời ông nói: “Chúng tôi khiến cho thế giới phải ghen tỵ”. Ông cho rằng các ngân hàng Canada đã vượt khủng hoảng tài chính thành công mà không cần có cứu trợ chính phủ, do đó có thể không cần chính sách thuế ngân hàng toàn cầu.
Hãy xem thêm những công việc đang ứng tuyển sau đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply