Việc chọn cho bé một con vật nuôi không bao giờ là dễ dàng
Bé bắt đầu biết chịu trách nhiệm về vật nuôi của mình. Khi đi dạo cùng chú chó vào buổi chiều hoặc dọn ổ cho chú chuột Hamster, bé quan tâm đến mối quan hệ với thú cưng. Ở tuổi này, ý nghĩ cho mình là trung tâm của bé sẽ giảm đi. Bé tôn trọng thú cưng nhiều hơn bởi bé hiểu rằng thú cưng cũng là một “sinh mệnh” đáng được tôn trọng. Nhìn chung, vật nuôi trở thành một người bạn tin cậy để bé có thể tâm sự cùng.
Việc chọn cho bé một con vật nuôi không bao giờ là dễ dàng, bởi việc này không chỉ phụ thuộc vào lối sống mà còn theo tuổi và tính cách của bé.
Rất nhiều bé cảm thấy muốn có một con vật bên cạnh.
-
Chúng tối luông cập nhật những thông tin mới nhất về giới Showbiz, thị trường BĐS , công nghệ mới nhất,trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu về cách dạy con thông minh hơn!
1Sẵn sàng để chào đón một thú cưng
Rất nhiều bé cảm thấy muốn có một con vật bên cạnh . Khi bé quan sát những con chó đốm thì ngay lập tức bé sẽ đòi mua một con vật đầy lông… Nếu như bạn nói với bé về những lợi ích khi có một thú cưng bên cạnh thì rất có thể là đó chính là những gợi ý cho một vài sở thích của bé. Hãy đợi một vài tuần trước khi đưa ra quyết định: nếu như bé ngày nào cũng đòi một chú chó thì chắc chắn đó là nhu cầu thiết yếu của bé.
Để bắt đầu, hãy xem bé có đủ khả năng để nuôi một con thú không. Bé cần biết một chú chó cần được dắt đi dạo rất nhiều lần một ngày và một con mèo không phải thú nhồi bông mà là một loài vật độc lập. Quan trọng nhất, cha mẹ phải giải thích cho bé sự nguy hiểm từ răng, mỏ hoặc móng vuốt của các con vật. Hơn nữa, việc dị ứng với lông thú hoàn toàn có thể xảy ra. Các thành viên trong gia đình cần phải được kiểm tra xem có bị dị ứng với lông thú không (nếu không thể nuôi một con mèo như ý muốn thì cũng có thể nuôi một chú cá vàng).
Đừng chần chừ đưa ra những ý kiến của bạn cho bé để chọn được một loài vật thích hợp. Hãy cân nhắc kĩ việc đồng ý hay phản đối để chọn được một vật nuôi làm bé hài lòng, đồng thời phù hợp với lối sống của các thành viên trong gia đình.
Chọn thú cưng theo tuổi của bé
-
1
Từ 3-6 tuổi
Bé bắt đầu tiếp thu những lời cấm đoán của cha mẹ, bé không “ngược đãi” vật nuôi đâu. Nhìn chung, bé ở độ tuổi này thích sở hữu những loài vật giống như một người bạn luôn bên cạnh bé: bé thích đút cho thú cưng ăn, trở thành người hóa trang cho thú cưng. Bé bắt đầu cùng trò chuyện, tắm, cùng ăn những mẩu sô cô la và bỏ thêm rơm vào trong ổ của thú cưng… Bé thích nói chuyện, kể cho chú chó của mình những điều đã diễn ra trong ngày và những câu chuyện ở trường học. Từ 3 tuổi, bé có khả năng học những quy tắc cơ bản: bé biết rửa tay sau khi vuốt ve thú cưng và không để con vật ở gần trong bữa ăn.
Lựa chọn: Con thỏ hoặc một con lợn Ấn Độ là vật nuôi phù hợp vì bé có thể vuốt ve chúng. Chúng rất nhẹ nhàng, không hề gây tổn thương và rất dễ để làm quen. Chó và mèo cũng là những lựa chọn tốt cho bé.
-
2
Từ 6 tuổi trở đi
Bé bắt đầu biết chịu trách nhiệm về vật nuôi của mình
Bé bắt đầu biết chịu trách nhiệm về vật nuôi của mình. Khi đi dạo cùng chú chó vào buổi chiều hoặc dọn ổ cho chú chuột Hamster, bé quan tâm đến mối quan hệ với thú cưng. Ở tuổi này, ý nghĩ cho mình là trung tâm của bé sẽ giảm đi. Bé tôn trọng thú cưng nhiều hơn bởi bé hiểu rằng thú cưng cũng là một “sinh mệnh” đáng được tôn trọng. Nhìn chung, vật nuôi trở thành một người bạn tin cậy để bé có thể tâm sự cùng.
Lựa chọn: Chó và mèo là những chọn lựa nhiều nhất bởi bé có đủ khả năng chăm sóc chúng. Ngược lại, những loài gặm nhấm và những loài chim sẽ không thu hút sự quan tâm của bé lắm.
-
3
Nên chọn giống chó nào cho bé?
Ngược lại với những gì cha mẹ nghĩ, đối với bé, chó không phải loài vật hiền hơn các loài khác. Việc đầu tiên là lựa chọn loài chó thích hợp. Cha mẹ có thể chọn một loài chó phù hợp theo tính cách của bé:
– Nếu bé hiếu động, nên chọn những loài có kích thước trung bình có thể chịu được những trò chơi ồn ào của bé: giống chó Labrador, xpanhơn (lông dài mượt, tai cụp), tenơvơ …– Nếu bé nhút nhát, một chú chó nhỏ để làm bạn trò chuyện sẽ giúp bé dễ dàng hòa đồng hơn: giống Bulldog (giống chó nhỏ, mặt ngắn), giống Shih-tzu…
Giống chó Bulldog nhỏ.
– Nếu bé thích chơi búp bê, hãy chọn những giống chó có lông dài để bé có thể chải lông: chó lông xù, chó Ihassa…
Giống chó Ihassa.
– Nếu bé hay sợ, hãy chọn một chú chó cỡ vừa để bé cảm thấy được bảo vệ: giống Cole (một loài bec-giê), chó săn, chó mật thám…
Nội – Ngoại Thất Phong cách Cuộc Sống Tin Tức Chứng Khoán Tin Tức Giáo dục Nhân vật Nổi Tiếng BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply